Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Câu lệnh IF

PHP câu lệnh IF


Trong cuộc sống, có nhiều việc ta chỉ làm khi thoả mản một số điều kiện cụ thể.
Ví dụ:
Một ông bố hứa với con trai:
_Nếu con đỗ đại học thì bố sẽ thưởng cho con một chiếc xe.
Chừng nào mà điều kiện con đỗ đại học thì ông bố mới lo tới chuyện thưởng cho con một chiếc xe . Tới một ngày kia, ông bố lại nói với cậu con trai.
_Nếu con đỗ đại học thì bố sẽ thưởng cho con một chiếc xe, nếu không thì đi nghĩa vụ quân sự.

Ở câu nói thứ nhất của ông bố, không nói rõ thi rớt thì có chuyện gì, còn ở câu thứ ai có nói rõ.
Trong lập trình tuy hình thức từng ngôn ngữ hơi khác nhau nhưng cũng có hai dạng cơ bản của câu điều kiện,  ta chỉ bàn tới câu lệnh này trong phạm vi PHP
if-then
if(<điều kiện>)
{
     câu lệnh 1;
     câu lệnh 2;
     ................
}
Nếu chỉ có một câu lệnh sau vế điều kiện thì ta không cần cặp dấu ngoặc {}, nhưng luôn có có hiện diện của cặp dấu {} là một thói quan tốt, giúp tránh nhầm lẫn!

if-then-else


if(<điều kiện>)
{
//các câu lệnh sẽ thực hiện nếu điều kiện thoả mản
     câu lệnh 1;
     câu lệnh 2;
     ................
}else{
//các câu lệnh thực hiện khi điều kiện không thoả mản
     câu lệnh 1;
     câu lệnh 2;
     ................
}


Cách xác định đúng hay sai
Ví dụ ta có đoạn script:

$a
=3;$b=5;
if(
$a<$b)
{
  echo
"Đúng";
}else{
  echo
"Sai";
}

Trường hợp này thì kết quả sẽ là Đúng
Nhưng hãy xét thêm trường hợp:

$a
=3;$b=5;
if(
$a<$b==false)
{
  
alert("Đúng");
}else{
  
alert("Sai");
}

Thì kết quả sẽ là một hộp thông báo với nội dung là Sai
??? -/???
Vì:
bản thân biểu thức a<b với a=3 và b=5 mang giá trị đúng(true) mà đúng(true)==sai(flase) thì tất nhiên là sai.

Sữ dụng toán tử or(||) , and(&&)
Xét đoạn code, nếu với một số a có chia hết cho cả 6 và 4 không, nếu có thì kết quả sẽ là , ngược lại thì không.

<?php
$a
=12;
if((
$a%4==0)&&($a%6==0))
{
echo 
"Có";
}else{
echo 
"không"}?>

Kết quả dĩ nhiên sẽ là

Chú ý:Tự bản thân toán tử <= hay >= đã chứa một toán tử hoặc.



Sưu tầm trên trên Internet

Biến PHP

Biến PHP


Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu giữ gái trị và gái trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.



Khái niệm được coi là cơ bản này khá là mơ hồ cho những người mới bắt đầu như chúng ta, nhưng các bạn sẽ từ từ hiểu rõ mọi vấn đề khi tiếp tục đi sâu vào!
Một ví dụ đời thường:

Bạn có một bao thuốc lá, bạn lấy cây viết đặt tên nó là a, bạn nhét 10,000 VND vào bao thuốc lá, thì lúc này bao thuốc là có giá trị là 10,000 VND (tất nhiên là không tính tiền cái bao hihihi ) rồi một hồi sau, bạn lấy 10,000 ra, bỏ vào tờ 5,000 thì nó có gái trị 5,000....

hay là x,y,z trong một bài toán, ta cho x=5, y=6, z=x+y thì Z=11
Còn trong lập trình php
Để đánh dấu đây là một biến, ta dùng ký tự $ và một số ký tự tiếp theo, các ký tự kiếp theo cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
Quy tắc đặt tên biến
Có 3 quy tắc:

    * Ký tự bắt đầu phải là một chữ cái, còn các ký tự tiếp theo có thể là chữ số, gạch dưới, chữ cái. Ngoài mấy thứ kể trên ra, bạn không nên thêm bết cứ thứ gì khác vào tên biến!
    * Không được có khoản trắng
    * Các biến phân biệt chữ hoa chữ thừơng, vì thế ANH sẽ khác với Anh cũng như anh, để tránh rắc rối, ta nên dùng chữ thường cho tất cả tên biến và dùng dấu _ để phân cách thay cho khoảng trắng

Một số ví dụ:
Các tên biến không hợp lệ:
$11a2               $lop 11
Các tên biến hợp lệ:   
$lop11A2           $lop_a2




THÔNG TIN LIÊN HỆ - ĐĂNG KÝ HỌC


CÔNG TY CỔ PHẦN AN TÂM ĐỨC
VPGD: Số nhà 31, xóm 3, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cạnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đi xe bus tuyến số 50).
Điện thoại: 04.62966.151 Hotline Mr.Dương Bốn 097.5252.437 – 0942.459.521 hoặc Mr.Thái: 0966.444.646